Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Chế độ ăn uống phòng bệnh ung thư



Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt; hạn chế đưa vào cơ thể những chất gây ung thư...
Những điều cần tránh

1. Điều trước tiên được nhắc đến nhiều nhất là tránh hút thuốc lá, vì chất 3 - 4 benzopyren trong khói thuốc có thể gây ung thư phổi, ung thư thận, ung thư bàng quang.

2. Kế tiếp là không lạm dụng rượu.

3. Việc sử dụng liên tục thuốc ức chế tiết acid dạ dày, hoặc thói quen uống nước, ăn thức ăn còn quá nóng, đều có thể gây ra ung thư đường tiêu hóa.

4. Tiếp nữa cũng cần hạn chế các thức ăn được bảo quản bằng diêm tiêu (muối nitrat, nitrit) như thịt muối... Vì nitrat, nitrit cùng những sản phẩm phân hủy của nó có khả năng kết hợp với một số chất trong cơ thể tạo ra nitrosamin - là chất đã bị "kết án" gây ung thư.

5. Không dùng các thực phẩm có lượng 3 - MCPD vượt quá mức cho phép.

6. Cũng cần biết, các loại thịt quay, thịt nướng ở nhiệt độ cao bị cháy khét, khi đó lớp dầu mỡ trên thịt rơi xuống lửa sẽ bị đốt cháy tạo ra chất benzopyren có khả năng gây ung thư tuyệt đối không nên ăn!

7. Các loại bánh tiêu, dầu cháo quẩy, bánh cay, bánh phồng tôm, các món ăn được chế biến bằng dầu đã dùng nhiều lần sẽ sản sinh chất glycerol gây ung thư. Món nhiều người thường dùng là bò bíp tết, có một lượng rất ít dầu mỡ luôn còn đọng trên khay đầu bò do các quán đông khách, bán liên tục, rửa không sạch hết, chúng bị cháy nhiều lần cũng dễ tạo chất sinh ung thư.

8. Trong dịp Tết, khi bánh chưng đã mốc nhiều người tiếc rẻ đem cắt bỏ lớp ngoài bị mốc, phần còn lại đem chiên ăn cứ ngỡ rằng quá an toàn nhưng độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã thấm vào cả bánh và đặc biệt nó không bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi chiên, nên khi ăn xong nó sẽ vào tận gan, dạ dày và gây ung thư tại đó. Ngoài ra độc tố này cũng rất thích cư ngụ trên đậu phộng nên trước khi ăn, chúng ta cần quan sát kỹ xem có mốc không.

Cần làm

1. Thường xuyên dùng các loại rau củ quả tươi, trái cây, nhưng phải sạch không có dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản.

2. Sau khi sử dụng nồi, xoong, chảo cần phải cọ rửa sạch, để loại bỏ lớp dầu mỡ còn đọng lại ở dụng cụ qua lần dùng sau sẽ dễ tạo nên những độc chất gây ung thư.
3. Khám sức khỏe định kỳ có thể tầm soát, phát hiện sớm một số bệnh ung (50% số bệnh nhân ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách).

4. Nên thường xuyên vận động cơ thể, tập dưỡng sinh điều độ nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống chọi bệnh tật nói chung và ung thư nói riêng…

Theo ThanhNien
http://www.phongbenh.com/y-te-suc-khoe/116-che-do-an-uong-phong-benh-ung-thu.html

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Nỗi lo và thách thức

http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&id=121595


5 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư



1. Bệnh ung thư không thể dự phòng

Tuy còn một vài vấn đề chưa rõ về nguyên nhân và cơ chế phát sinh ung thư nhưng có thể nói rằng, những yếu tố môi trường, tập quán sinh sống và nghề nghiệp có liên quan đến 70-80% trường hợp ung thư, yếu tố gene liên quan đến khoảng 5% trường hợp.

Những yếu tố điển hình gây ung thư gồm hút thuốc lá và uống rượu (40%), chế độ dinh dưỡng không hợp lý (30%), các yếu tố nghề nghiệp, virus, ký sinh trùng.... Để phòng ung thư, cần loại trừ các yếu tố này bằng cách:

- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu.
- Có các biện pháp bảo hộ nếu làm nghề tiếp xúc với chất độc như amiang, phóng xạ...
- Ăn nhiều hoa quả tươi giàu vitamin A,B,C.
- Tiêm phòng các bệnh virus gây viêm gan, điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày...

2. Bệnh nhân ung thư không được phẫu thuật
Rất nhiều người cho rằng, đối với ung thư, hễ cứ động dao đông kéo vào là di căn. Quan niệm này chỉ có ở Việt Nam. Trên thực tế, phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị hiệu quả đối với ung thư. Nếu được phẫu thuật sớm khi khối u còn nhỏ, cơ hội khỏi bệnh sẽ khá cao.


3. Ung thư hay lây lan
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng bệnh ung thư có thể lây lan. Vì vậy, bệnh nhân không phải sống cách ly.


4. Bệnh ung thư có thể truyền từ ông bà, cha mẹ sang con cháu, nhưng nó chỉ phát sinh khi có tác động môi trường hoặc các yếu tố nguy cơ khác.


5. Đông y có thể chữa được ung thư


Có thể khẳng định rằng cho đến nay, nền Đông y ở Việt Nam chưa chữa được ung thư mà chỉ có thể hỗ trợ điều trị bằng cách giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng của bệnh nhân.

Theo Bác sĩ Gia Đình


http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/5-quan-niem-sai-lam-ve-benh-ung-thu-2252942.html



Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư


Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư là một sự kiện toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh. Sự kiện này được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hàng năm.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, số người tử vong do ung thư năm 2008 là khoảng 7.6 triệu người (13% số người chết nói chung). Các loại ung thứ chính là:
  • Ung thư phổi (1.4 triệu người chết)
  • Ung thư dạ dày (740 nghìn người chết)

  • Ung thư gan (700 nghìn người chết)
  • Ung thư đại trực tràng (610 nghìn người chết)
  • Ung thư vú (460 nghìn người chết)
Khoảng 70% số người chết do ung thư ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Số người chết do ung thư trên toàn thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng và lên đến 11 triệu người vào năm 2030.

Hơn 30% trường hợp ung thư có thể phòng tránh được bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ như:
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân/béo phì
  • Sử dụng ít rau củ quả
  • Ít tập thể dục
  • Sử dụng rượu, bia
  • Lây truyền virus ung thư cổ tử cung qua đường tình dục
  • Ô nhiễm không khí
  • Khói từ việc đốt chất thải


Nguồn: www.who.int